Tiệc cưới hoàng gia: Tiệc cưới - Tổ chức tiệc cưới

Công nghệ tiệc cưới Hoàng Gia 2: Phục vụ các sự kiện cưới hỏi phong cách chuyên nghiệp đẳng cấp nhất.

Tiệc cưới Hoàng Gia: Hội nghị - Tổ chức hội nghị

Công nghệ tiệc cưới Hoàng Gia 2: Phục vụ và trang trí, tổ chức hội nghị cao cấp.

Tiệc cưới Hoàng Gia: Tổ chức Event - Sự kiện

Công nghệ tiệc cưới Hoàng Gia 2: Trang trí và tổ chức các sự kiện lớn nhỏ phong cách chuyên nghiệp.

Tiệc cưới Hoàng Gia: Tiệc và ẩm thực

Công nghệ tiệc cưới Hoàng Gia: Tổ chức các buổi tọa đàm về ẩm thực tại Hà Nội.

Tiệc cưới Hoàng Gia: Dịch vụ ngoài trời

Công nghệ tiệc cưới Hoàng Gia: Tổ chức các sự kiện ngoài trời phục vụ mọi lúc mọi nơi.

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Phong tục cưới: Cưới kiểu Mexico

Mỗi một nền văn hóa hay quốc gia đều có các phong tục cưới khác nhau để tổ chức lễ cưới hỏi cho các đôi lứa yêu nhau. Lễ cưới của người Mexico là kết quả của sự hòa hợp văn hóa của cộng đồng người Indian như người Huicholes, Tarahumaras, Mayas và nhất là bộ tộc người Aztecs, sau này lễ cưới của người Mexico còn bị ảnh hưởng bởi văn hóa Tây Ban Nha khi nước này bị xâm chiếm trong khoảng 300 năm.

Nguyên Đình xin giới thiệu Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alex Aguirre tái hiện hình ảnh sống động của một đám cưới Mexico truyền thống điển hình với màu sắc sống động phong phú đầy ấn tượng.


Đám cưới của người Mexico thường kéo dài từ sáng đến tối, gồm nhiều nghi lễ cúng bái và tiệc ăn uống hoành tráng. Một đám cưới ở Mexico có số lượng khách rất lớn, có thể có đến 1000 khách nếu quy mô gia đình đông. Vào lúc hoàng hôn có hai nghi lễ khác nhau cùng tổ chức: nghi lễ theo kiểu người Mexico cổ được gọi là “Amarre de tilmas” và nghi lễ “Amarre” theo phong cách Lakota của người Indian (Bắc Mỹ). Buổi tối họ làm lễ tế loài báo đốm và nhảy múa điệu chichimeca truyền thống. Nghi lễ này nhằm để tạ ơn loài báo đốm đã canh giữ núi rừng và cảm tạ trời đất đã ban ánh sáng mặt trăng cho họ.


Trong nghi lễ “Amarre de tilmas” cô dâu chú rể sẽ đút cho nhau ăn, tay và quần áo của họ được cột với nhau bằng một sợi dây. Trước đó, cô dâu được dắt bước qua khung cửa sổ từ hướng tây bởi một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình, còn chú rể bước qua cửa từ hướng đông và phải chạm vào trung tâm của cửa. Họ đứng xoay lưng và từ từ hướng mặt về nhau.


Khi nghi lễ “Amarre” diễn ra, một trưởng lão tặng cô dâu chú rể một vật may mắn để treo trong nhà mới. Họ sẽ được phủ bởi một cái mền nhỏ, và nhận được một điếu thuốc để cùng nhau hút trong khi những vị khách sẽ chia sẻ với họ về những kinh nghiệm quý giá trong đời sống gia đình.


Trang phục cưới của người Mexico truyền thống thường được cắt may và thêu tay. Trên áo của cô dâu thường được thêu biểu tượng Chiapanecan tượng trưng cho linh hồn của người phụ nữ. Thắt lưng được làm bằng vải cotton và đính kèm những chiếc lông ngỗng được chọn lựa kỹ càng với mong cầu người phụ nữ sẽ được sự giàu có, sức khỏe và sắc đẹp khi về nhà chồng.


Trước lễ cưới cô dâu tự mình may 3 sợi ruy – băng màu vàng, xanh da trời và đỏ như là tín vật của may mắn và cầu mong sự hiện diện của thức ăn, tiền và niềm vui trong những năm sắp tới. Trong lễ cưới, sau khi làm lễ tạ ơn trời đất thần linh và những người lớn tuổi, cô dâu chú rể sẽ được bà mụ cột một sợi dây (tie a knot) vào cổ tay của hai người. Sợi dây này biểu tượng cho mối gắn kết bền vững từ đây của cô dâu chú rể, mang ý nghĩa biểu tượng cho một gia đình đầm ấm được truyền từ người lớn tuổi hơn cho thế hệ trẻ.


Những chiếc mũ lông chim rực rỡ theo phong cách bộ lạc Indian chỉ được đội vào dịp đặc biệt được thiết kế đồng điệu với màu quần áo trong ngày cưới. Trên mặt và tay chân cô dâu chú rể được tô màu hoặc vẽ các biểu tượng như hình tròn, hình tam giác, mũi tên nhằm thể hiện cho sức sống và lòng trung thành với tổ tiên.


Người Mexico rất chuộng nhạc “sống”, các thành viên ban nhạc mặc đồ truyền thống Charro, chơi guitar, kèn trumpet và đàn violin giai điệu Mariachi sôi động suốt bữa tiệc, lôi kéo mọi người cùng nhảy múa ca hát nhân ngày vui đặc biệt này. Khi chuyển qua nhảy bản “Money dance” khách mời nhảy xung quanh cô dâu chú rể và đặt những đồng xu lên quần áo họ như là quà mừng đám cưới.


Vào cuối bữa tiệc chú rể mời mọi người cùng nhảy và tặng quà cho các vị khách. Họ cũng không quên cảm ơn chúa trời đã ban thức ăn, ánh sáng và mặt trời để sưởi ấm cho họ.

Thức ăn, âm nhạc, trang phục được sử dụng khác nhau tùy theo điều kiện của từng gia đình và vị trí vùng miền, nhưng tựu chung lại, người Mexico vẫn luôn giữ nét truyền thống trong đám cưới của mình và họ luôn tự hào vì điều đó. Có một điều mà người Mexico luôn tâm niệm và đó cũng chính là giá trị lớn nhất mà các nghi lễ cưới hỏi của Mexico có được: “Những điều tuyệt vời đến từ truyền thống kết hợp với hiện tại sẽ tạo nên một lễ cưới đáng nhớ và một cuộc sống gia đình bền vững”.

Bài: Xuân Diệp
Ảnh: Alex Aguirre
Nguồn: destinationweddingsmexico.wordpress.com
escapesmagazine.com

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Tư vấn về số lượng người tới lễ chạm ngõ

Với tính chất là buổi tiệc thân mật thì việc khắt khe ngay từ số lượng người đi dự là không cần thiết.
Câu hỏi: Tôi chuẩn bị làm lễ dạm ngõ. Nhà gái có một yêu cầu, đó là số lượng người đi dự lễ dạm ngõ phải là số chẵn và đếm theo câu "sinh, lão, bệnh, tử". Nhưng họ hàng cô bác trong gia đình tôi ai cũng muốn tham dự vào ngày trọng đại này nên số lượng người đi lên đến 16 người, rơi vào chữ "tử" nên nhà gái không đồng ý. Với gia đình tôi, không quan trọng mấy chuyện này. Vậy nhờ Nguyên Đình tư vấn xem có đúng phong tục trong ngày dạm ngõ như vậy không? Nếu không tôi phải trình bày thế nào để nhà cô ấy bỏ qua vấn đề này?

Ảnh: StyleUnveiled
Tư vấn tham khảo:

Theo phong tục tập quán về cưới hỏi của người Việt Nam, có hai buổi lễ được coi là trọng đại đó là lễ ăn hỏilễ cưới (bao gồm cả lễ xin dâu, rước dâu). Nghi lễ thứ ba thực hiện trước ăn hỏi và cưới là lễ dạm ngõ. Vốn ý nghĩa của nghi thức dạm ngõ là một buổi lễ nhỏ, đơn giản về thủ tục. Đồ lễ cũng không quá cầu kỳ. Đôi khi chỉ cần bánh kẹo, hoa quả, trầu cau... là đủ. Bởi đây là lần đầu tiên hai gia đình gặp mặt để hiểu về nhau hơn và chủ yếu xem hoàn cảnh, phong cách cũng như lối sống có phù hợp với nhau không. Nếu hai nhà thấy hoàn cảnh phù hợp cũng như cặp đôi yêu thương nhau thì tiếp tục bàn bạc về lễ ăn hỏi và đám cưới.

Với tính chất là buổi tiệc thân mật thì việc khắt khe ngay từ số lượng người đi dự là không cần thiết. Không có cơ sở khoa học nào chứng minh số lượng người tham dự dạm ngõ, đính hôn, đám cưới phải là số chẵn và phải đếm theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Hơn nữa, hôn nhân của hai bạn bền vững hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, không phải do số lượng người đi dự lễ dạm ngõ của bạn là số người chẵn hay lẻ.

Để thuyết phục nhà gái, bạn nên tới nói chuyện trực tiếp với cha mẹ cô ấy. Trước tiên bạn nên tỏ thái độ lễ phép, giải thích nhẹ nhàng để các vị phụ huynh hiểu sự tôn trọng của bạn. Bạn nên trình bày tình cảm mà những người họ hàng dành cho mình và sự mong chờ của mọi người, ai cũng tham dự buổi lễ này. Sau khi tự thuyết phục nhà gái, bạn cũng nên nhờ người yêu tỉ tê thuyết phục thêm gia đình vì lời nói của cô ấy cũng sẽ khiến bố mẹ lắng nghe.

Trong trường hợp không thể thuyết phục hay bố mẹ nhà gái vẫn cương quyết không chịu để 16 người tới hôn lễ, thì bạn có thể xin thêm 2 người nữa vào trong đoàn, như vậy là có 18 người, vừa đủ họ hàng, vừa đủ số chẵn. Đó là cách cuối cùng để gia đình yên ấm. Không nên vì những chuyện nhỏ mà làm ảnh hưởng tới không khí vui vẻ của đám cưới hay gây xích mích, bất đồng giữa hai gia đình.
Theo ngoisao.net.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Váy cưới Monique Lhuillier 2016 kiều diễm

Nữ thiết kế gốc Philippines lấy cảm hứng từ truyện cổ tích 'Alice in Wonderland' để sáng tạo bộ sưu tập.
Nhà tạo mốt Mỹ gốc Philippines Monique Lhuillier vừa trình làng các thiết kế váy cô dâu kiêu sa, lộng lẫy dành cho mùa xuân 2016. Cô thành lập thương hiệu từ năm 1996 với sở trường sáng tạo trang phục cô dâu trên chất liệu vải tuyn, điểm chất liệu bắt sáng lấp lánh. Nữ thiết kế sinh năm 1971 từng vận dụng nhiều màu sắc khác nhau trên váy cô dâu để tạo sự độc đáo so với trang phục trắng truyền thống, đặc biệt là các gam pastel dịu nhẹ. Váy cưới Monique Lhuillier được nhiều ngôi sao nổi tiếng diện trong lễ cưới, trong đó có Britney Spears, Reese Witherspoon, Carrie Underwood.
Ở mùa cưới 2016, Monique Lhuillier mang đến các thiết kế gam trắng ngà và màu nhạt nhẹ nhàng. Những bộ cánh được lấy cảm hứng từ truyện cổ tích "Alice ở xứ sở thần tiên". Tất cả đều nữ tính, tôn dáng với phom đa dạng khiến mọi cô dâu đều có thể hài lòng.

Monique Lhuillier thể hiện sự tinh tế khi sử dụng chất liệu yêu thích nhất của mình: vải tuyn. Những bộ cánh bồng bềnh càng thêm diễm lệ khi được điểm những hạt trang trí lung linh.

Cô thổ lộ rằng: "Theo dõi con đường kỳ lạ và đầy hiếu kỳ của Alice, những chiếc váy của tôi bỗng trở nên ảo diệu và mê hoặc".

Nữ thiết kế gốc Á tạo sự lựa chọn đa dạng cho cô dâu với nhiều kiểu dáng như đầm xòe, váy đuôi cá, đầm quây, thiết kế cổ chữ V, phủ vai, trang phục hai dây hoặc dài tay...

Gần 20 thiết kế mới đều có phom tôn dáng vì sử dụng chiêu ôm sát phần thân trên và phủ gót, giúp các tân nương "ăn gian chiều cao" hiệu quả.

Nhà tạo mốt 7x tiếp tục phát huy sở trường khi sáng tạo các thiết kế đẳng cấp bằng các gam màu nhạt mà không cần dùng đến gam trắng tinh.


Tuy vậy, trang phục không hề lạc điệu với truyền thống vì vẫn giữ được nét trang nhã và vẻ thiêng liêng thường thấy ở váy cưới.

Họa tiết thêu ren nổi tinh xảo trên chất liệu mong manh khiến tân nương vừa sexy, vừa kiều diễm.

 Các hạt trang trí lấp lánh điểm xuyết khắp thân váy sẽ làm cô dâu tỏa sáng, trở thành người lộng lẫy nhất trong hôn lễ.

 Váy cưới dáng đuôi cá yêu kiều mang lại vẻ ngoài ấn tượng, đồng thời khiến tân nương trông cao thêm.

 Monique Lhuillier cách điệu đuôi váy bằng cách xếp nếp độc lạ.

 Thiết kế cúp ngực kèm theo chi tiết cut-out ở eo làm tăng sự gợi cảm, quyến rũ cho nàng.

 Các trang phục mộng mơ khiến cô dâu xinh xắn như công chúa bước ra từ cổ tích.
Theo ngoisao.net

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Chuyên gia tư vấn: Trang điểm và làm tóc cô dâu

Nguyên Đình khuyên các cô dâu nên mặc một chiếc áo cài nút hoặc dây kéo để có thể dễ dàng thay váy cưới sau khi đã làm tóc và make-up mà không ảnh hưởng đến gương mặt.
Khi chọn phong cách trang điểm và làm tóc, cô dâu nên lắng nghe ý kiến của những người chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đừng ngần ngại nói ra sở thích của mình. Bạn cũng nên chọn hình ảnh minh họa cho phong cách mình muốn để chuyên gia tư vấn sao cho hợp lý nhất. Có thể các nhà tạo mẫu sẽ đưa ra những mẫu có sẵn, nhưng nếu không đồng ý, cô dâu nên từ chối và yêu cầu họ làm theo mẫu bạn đã chọn trước. Bởi hơn ai hết, bạn là người hiểu sở thích và điều gì khiến mình tự tin nhất.

Màu sắc trang điểm nên nhẹ nhàng, tự nhiên. Ảnh: EB.Today.
1. Trang điểm

- Cô dâu nên chọn tông màu càng tự nhiên càng tốt, không nên quá đậm.

- Nên nói rõ với các chuyên gia trang điểm về loại da của mình, những màu sắc yêu thích hay loại mỹ phẩm thường dùng... để tránh những điều đáng tiếc xảy ra như: không hợp hay bị dị ứng mỹ phẩm ngay trước đám cưới.

- Sau khi trang điểm, cô dâu nên thử chụp hình để xem kết quả khi lên hình như thế nào. Nếu thấy gương mặt chưa đẹp, bạn vẫn còn thời gian để thay đổi.

- Một lưu ý nhỏ: Nếu có thể, khoảng 6-8 tuần trước đám cưới, bạn nên đi spa mỗi tuần để da có thời gian được chăm sóc và phục hồi tốt hơn. Ngoài ra cô dâu nên tránh những chất kích thích hoặc thức quá khuya... những điều đó đều gây ảnh hưởng xấu đến làn da đẹp.

2. Tóc

- Dưỡng tóc là điều quan trọng nhất. Khoảng một tháng trước ngày cưới, bạn nên cắt tỉa lại tóc theo đúng kiểu đã chọn. Nếu để tóc xoăn, bạn nên uốn nhẹ lại và dưỡng cho tóc không bị khô và xơ. Nếu thích tóc dài, bóng, bạn nên đi ép lại và hấp dầu một lần mỗi tuần cho tới ngày cưới.

- Đây cũng là thời gian thích hợp để cô dâu chọn những loại dầu gội đặc biệt dành cho tóc, kèm theo những sản phẩm dưỡng tóc cần thiết để đảm bảo tóc sẽ được khỏe đẹp trong ngày cưới.

- Nếu muốn sử dụng phụ kiện cho mái tóc như vương miện, mạng che mặt hay trang sức... thì bạn nên bàn bạc và tìm nơi đặt mua trước. Khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại phụ kiện như trâm cài, hoa hay voan, hãy bỏ chúng vào một chiếc hộp riêng để tránh thất lạc. Nếu sử dụng hoa tươi thì hãy nhờ nhà tạo mẫu tóc chuẩn bị sẵn cho bạn.

Chọn phụ kiện kết hợp cùng kiểu tóc sẽ làm gương mặt cô dâu thêm ấn tượng. Ảnh: EB.Today.

3. Một số kinh nghiệm cần lưu ý

- Không nên thức khuya trong những ngày trước khi cưới bởi làn da của bạn sẽ sạm đi và mắt dễ thâm quầng. Những biểu hiện xấu của làn da sẽ khiến các chuyên gia trang điểm phải mất rất nhiều thời gian hơn để che lấp mà kết quả chưa hẳn là hoàn toàn. Rõ ràng, khuôn mặt của bạn sẽ phần nào mất đi sự tươi trẻ.

- Nên hẹn trước một ngày để thử toàn bộ phong cách mà mình đã chọn: từ trang phục, kiểu tóc, cách trang điểm... xem có phải thay đổi gì không. Ví dụ như màu sắc trang điểm thế nào? Tóc có hợp với khuôn mặt không? Nhất là đối với tóc, những sự thay đổi luôn cần thời gian để tạo sự hòa hợp với khuôn mặt (như mái cao hơn, tỉa lại đuôi, bỏ màu nhuộm hoặc nhuộm màu sáng hơn...). Một mẹo nhỏ: hãy rủ chú rể đi cùng bạn, bạn có thể nhận thêm nhiều góp ý từ chàng. Và nhân tiện cũng có thể lựa chọn kiểu tóc cho chú rể. Điều tuyệt vời nhất là cả hai bạn đều hài lòng về nhau.

- Hẹn giờ chính xác với người trang điểm và làm tóc vào sáng sớm ngày cưới, (hoặc ngày chụp ảnh) vì không chỉ một mình bạn trang điểm mà sẽ còn nhiều người khác như mẹ, chị gái... trong gia đình cũng có thể cần nhờ đến họ.

- Nên mặc một chiếc áo cài nút hoặc dây kéo để có thể dễ dàng thay áo cưới sau khi đã làm tóc và make-up mà không ảnh hưởng đến lớp trang điểm cũng như phần tóc. Chú ý không nên sử dụng áo chui cổ.

- Nên chọn phòng thoáng mát, rộng rãi, có nhiều đèn, gương lớn để trang điểm và làm tóc.

- Ngoài ra, tẩy trang sau đám cưới cũng là một vấn đề cần quan tâm. Chú ý cách tẩy trang cho từng vùng mặt vì với lớp trang điểm cô dâu, bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để tẩy sạch phấn, mắt (nhất là khi sử dụng mi giả). Còn về tóc, đôi khi kiểu tóc phải dùng những loại kem, kẹp phức tạp và bạn không thể một mình gỡ được, vì thế cô dâu nên biết cách xử lý chúng nhanh nhất.

Theo Ngoisao.net
Để đặt tiệc cưới liên hệ: 0988891235

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Mẹ cô dâu nên mặc gì?

Hai sự lựa chọn phổ biến nhất, mà các cô dâu hay lựa chọn cho mẹ của mình là áo dài và đầm dạ hội.
Lựa chọn trang phục nào còn tùy thuộc vào sở thích của mẹ và bạn, tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo qua một số ý kiến của Nguyên Đình dưới đây để đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho mẹ mình.


Nếu mẹ bạn đã khá lớn tuổi và nơi bạn sinh sống còn nhiều quy tắc, phong tục cổ xưa, thì áo dài là lựa chọn thích hợp nhất. Tuy không thoải mái bằng đầm dạ hội, nhưng áo dài tôn lên được sự sang trọng và chỉnh chu của một người mẹ. Áo dài ngày nay cũng khá đa dạng với nhiều kiểu vải và cách cắt xẻ khác nhau, vì thế bạn có thể dễ dàng lựa chọn một kiểu dáng và hoa văn vải tôn lên được nét đẹp của mẹ mình.


Ngoài ra, nếu mẹ bạn có vóc dáng không được cân đối, hoăc có nhiều khuyết điểm trên cơ thể, thì áo dài cũng là lựa chọn thích hợp nhất. Có thể mẹ bạn mặc áo dài không đẹp và bạn muốn tìm một giải pháp khác để thay thế. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là việc tìm được một chiếc đầm dạ hội ưng ý và chọn lựa phụ kiên thích hợp, còn khó hơn rất nhiều so với việc chọn lựa áo dài. Điều này còn đặc biệt khó đối với những bạn nào ở quê, hay những vùng mà phụ nữ trung niên thường ít mặc đầm, váy.


2. Mẹ cô dâu nên mặc đầm dạ hội

Mẹ bạn còn khá trẻ, hoặc là có lối sống hiện đại, thích sự mới mẻ thì đầm dạ hội sẽ rất thích hợp. Tuy nhiên, đầm dạ hội chỉ thật sự thích hợp trong lúc đãi tiệc, hoặc tiếp họ, còn lúc làm lễ thì phương án tuyệt vời nhất vẫn là áo dài.


Đầm dạ hội cũng rất thích hợp với những mẹ có vóc dáng tương đối cân xứng và có ít khuyết điểm trên cơ thể (đặc biệt là vùng cổ). Khi lựa chọn đầm dạ hội cho mẹ bạn nên chú ý đến chiều dài và kiểu dáng của đầm. Tốt nhất là đầm có chiều dài qua gối đối với những mẹ từ 40-50 tuổi, còn đối với những mẹ trên 50 tuổi thì tốt nhất là đầm dài chạm gót chân.


Kiểu dáng của đầm cũng rất quan trọng, bạn nên chọn những thiết kế đơn giản, có gam màu trầm, và đặc biệt là phần cổ áo không cắt xẻ quá sâu sẽ gây phản cảm. Khi chọn đầm dạ hội, thì bạn cũng nên lưu tâm đến một số phụ kiện đi kèm và kiểu tóc thích hợp cho mẹ mình.
Theo Kenhcuoi.vn

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Chọn màu sắc trang trí cưới theo ý nghĩa

Uyên ương thường chọn màu sắc theo cảm tính hoặc gói trang trí sẵn có, nhưng nếu chọn đúng sắc màu thể hiện cá tính, cô dâu chú rể sẽ ghi dấu ấn đáng nhớ.
Các màu sắc trang trí đám cưới đa dạng, có những gam màu phổ biến như đỏ, tím, hồng hay cũng có những sắc màu trẻ trung hơn như xanh, vàng. Mỗi gam màu lại mang một ý nghĩa cũng như vẻ đẹp riêng và khi chọn sắc màu chủ đạo, uyên ương cũng nên lưu ý tới điều này để đám cưới thêm hoàn hảo. Hãy cùng tiệc cưới Nguyên Đình tham khảo ý nghĩa của những gam màu trang trí đám cưới sau nhé!

1. Màu tím


Với văn hóa cưới phương Đông, màu tím là một trong số những sắc màu thông dụng nhất. Khi trang trí cưới với màu sắc này, không gian sẽ lãng mạn, cổ điển. Các cô dâu chú rể có thể chọn tông màu tím nhạt, tím pha hồng để trang trí đám cưới, mang đến sắc màu tươi mới cho bữa tiệc.

2. Màu đỏ


Sắc đỏ luôn gợi cảm giác về tình yêu, sự rực rỡ và đây cũng là một trong những sắc màu phổ biến trong đám cưới phương Đông. Khi chọn tông màu đỏ để trang trí tiệc cưới, đa số cô dâu chú rể đều mong muốn mình trở nên nổi bật, là trung tâm của sự chú ý.

3. Màu hồng


Màu hồng tượng trưng cho niềm đam mê và sự ngọt ngào của tuổi trẻ. Đa số các cô dâu trẻ đều yêu thích gam màu này vì nó đem đến sự lãng mạn nhưng vẫn pha chút nhí nhảnh, đáng yêu. Màu hồng cũng dễ sử dụng trong trang trí đám cưới của người Việt Nam vì hợp với cả gia đình và tâm lý trẻ trung của cô dâu chú rể.

4. Màu trắng


Nhiều người cho rằng màu trắng có ý nghĩa thuộc về ánh sáng. Các trang phục hay chi tiết trong lễ cưới dùng màu trắng tượng trựng cho sự tinh khiết, thanh tịnh và đức hạnh. Cũng vì thế, màu trắng luôn là lựa chọn hàng đầu của các cô dâu khi chọn váy cưới. Nếu chọn trang trí cả đám cưới với gam trắng, bữa tiệc sẽ mang vẻ đẹp dịu dàng nhưng vẫn toát lên sự sang trọng.

5. Màu vàng


Màu vàng có rất nhiều ý nghĩa và trong từng trường hợp, nó lại mang đến vẻ đẹp riêng. Nhiều người cho rằng, màu vàng là biểu tượng của sự đổi mới, trẻ trung và hiểu biết. Tuy nhiên quan niệm Việt Nam truyền thống lại không ưa chuộng màu vàng vì cho rằng màu sắc này tượng trưng cho điều không hay. Với quan niệm cởi mở của các đôi uyên ương hiện đại thì màu vàng dần trở nên phổ biển. 

6. Màu cam


Màu cam là sự pha trộn của màu đỏ và vàng. Nó là hình ảnh tích cực của tuổi trẻ và nhiệt huyết. Vài năm gần đây, màu cam cũng dần được sử dụng trong đám cưới Việt và phù hợp nhất với đám cưới mùa xuân hè.

7. Xanh lá cây


Màu xanh lá cây thường khiến mọi người có sự liên tưởng gần gũi với thiên nhiên trong lành. Màu xanh lá còn thể hiện cho sự tái sinh và con cái. Màu sắc này đặc biệt phù hợp với những lễ cưới ngoài trời, trong không gian một khu vườn xinh xắn. 

8. Xanh biển


Trong suy nghĩ của nhiều người, xanh biển là một gam màu lạnh, không đem tới cảm giác tươi vui. Nhưng thực chất, ý nghĩa của màu xanh biển là sự tự do, phóng khoáng và cảm giác bao la. Khi kết hợp với những màu sắc khác như vàng, xanh nhạt hay táo bạo hơn, xanh biển kết hợp với đỏ sẽ làm đám cưới trở nên bắt mắt, ấn tượng.

Khi tìm được sắc màu trang trí, cô dâu chú rể nên chọn phụ kiện đồng bộ, từ trang phục, chi tiết trong tiệc, trang trí tiệc tại nhà... để đám cưới hoàn hảo, đồng bộ.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Tiệc cưới ngoài trời ở Biên Hòa phong cách mộc

Trong tiệc cưới xuất hiện rất nhiều chi tiết trang trí mang đậm nét Việt Nam như gáo dừa, xơ dừa.

Cặp đôi Hoàng Tuấn - Bích Duyên tổ chức đám cưới ở một câu lạc bộ súng sơn tại Biên Hòa vào những ngày cuối năm 2014. Hôn lễ diễn ra ngoài trời, bắt đầu đón khách từ buổi chiều, kéo dài tới tối muộn. Người chịu trách nhiệm trang hoàng cho đám cưới chia sẻ, bữa tiệc muốn thể hiện ý tưởng mới lạ, độc đáo để tôn vinh một tình yêu bình dị, mộc mạc. Với ý tưởng này, ê-kíp trang trí đã chọn những tông màu chủ đạo như nâu, trắng, hồng pastel và xanh lá, những gam tự nhiên mà khi kết hợp lại sẽ toát lên nét mộc cho đám cưới.

Trong tiệc cưới xuất hiện rất nhiều chi tiết trang trí mang đậm nét Việt Nam như gáo dừa, xơ dừa. Những chiếc gáo dừa xuất hiện ở khắp nơi, được trang trí và trở thành lọ hoa trắng, hồng nhẹ nhàng, kết hợp cùng lá xanh mềm mại.

Đón khách là tấm biển bằng gỗ mộc mạc được trang trí với lá xanh mềm mại.

 Bàn gallery với nhiều chi tiết mộc.

 Nến được decor với dây thừng, đặt trên những ụ gỗ. Hoa tươi không nhiều như những tiệc khác nhưng lại toát lên được vẻ tự nhiên nhẹ nhàng mà đôi uyên ương mong muốn. Đặc biệt hoa được cắm trong những dụng cụ rất lạ như vỏ trứng, gỗ, gáo dừa hay ống lon... Thùng tiền mừng decor đơn giản với dây thừng.

Sổ ký tên truyền thống được thay bằng tấm gỗ lớn và chiếc bút cũng được thiết kế đồng điệu.

 Buổi tối, ánh nến được thắp nên làm đẹp thêm cho bàn gallery và không gian tiệc cưới.

 Khu chụp hình là khung 4D với 4 cây trụ gỗ bao quanh. Làm đẹp cho khung gỗ moọc là dây lá nhẹ nhàng cùng nhiều chai lọ, cầu thủy tinh và những bông hoa cắm trong gáo dừa độc đáo được treo cao làm đẹp cho nơi chụp ảnh lưu niệm.

 Khung cảnh nơi chụp ảnh cưới đẹp lung linh trong nắng chiều.

 Lối đi sân khấu thêm lung linh với dàn đèn treo dọc hai bên. Những bình hoa là gáo dừa treo trên những trụ sắt làm đẹp lối đi.

 Điểm nhấn chính trong đám cưới là sân khấu với backdrop được gắn bằng toàn bộ xơ dừa, tạo thành nơi làm lễ ấn tượng.

 Ánh đèn thắp sáng đám cưới.


Khi bắt đầu đám cưới, cô dâu cùng cha tiến tới nơi cử hành hôn lễ.

 Vị trí trung tâm đám cưới chính là backdrop theo phong cách rustic nơi uyên ương cử hành hôn lễ.

 Với cả ngày dài chuẩn bị dưới thời tiết nắng nóng, ê-kíp trang trí đã tạo nên buổi tiệc ấn tượng, lung linh.
Bạn đang ở Hà Nội và cũng muốn có một đám cưới theo phong cách của riêng mình? Hãy để Nguyên Đình giúp bạn thực hiện điều đó.
Theo ngoisao.net